Niềng năng là phương pháp hiệu quả giúp hàm răng trở nên đều đẹp, nụ cười tỏa sáng. Tuy nhiên, thời gian điều trị niềng răng bao lâu để có hàm răng đẹp cũng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại khi niềng răng. Vậy, niềng răng mất bao lâu mới có hàm răng đẹp ? Làm thế nào để rút ngắn thời gian niềng răng.
Để biết niềng răng bao lâu, ta cần biết niềng răng được thực hiện như thế nào ? Niềng răng là quá trình chỉnh nha bằng khí cụ nha khoa. Khi niềng răng, Bác sĩ mắc trên răng hay còn gọi là mắc cài để giúp điều chỉnh răng đến vị trí mong muốn.
Các phương pháp niềng răng mắc cài inox, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong đều thực hiện theo quy trình này. Riêng đối với niềng răng không mắc cài thì khi niềng răng thay vì đeo mắc cài bạn sẽ được sử dụng một khay nha khoa trong suốt để điều chỉnh răng. Khi niềng răng không mắc cài, bạn sẽ cảm thấy thỏa mái hơn vì có thể tháo niềng răng ra những lúc cần thiết.
Niềng răng mất bao lâu mới có hàm răng đẹp ?
Thời gian niềng răng theo quy trình chuẩn thường dao động từ 18 đối với niềng răng không nhổ răng và 36 tháng đối với niềng răng có nhổ răng. Tuy nhiên, niềng răng bao lâu còn có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi niềng răng, tình trạng răng của mỗi người, việc chăm sóc sau khi niềng răng cũng như chế độ ăn uống sau khi niềng răng sẽ quyết định tăng hay giảm thời gian niềng răng.
Độ tuổi:
Nếu bạn thực hiện quy trình niềng răng khi tuổi còn nhỏ thì thời gian sẽ nhanh hơn vì lúc này xương hàm còn mềm nên rất dễ nắn lại. Lúc này, tổ chức xương răng và cơ nhai dễ thay đổi nên điều trị niềng răng sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Khi tuổi ngày càng nhiều thì việc niềng răng sẽ lâu hơn và hiệu quả cũng không được như lúc còn nhỏ nữa.
Tình trạng răng:
Nếu răng bị sâu, hư hỏng nhiều thì Bác sĩ phải tiến hành điều trị trước khi niềng răng. Vì vậy, thời gian niềng răng sẽ lâu hơn nếu răng bạn khỏe mạnh bình thường.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống cũng làm ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Khi niềng răng, Bác sĩ sẽ đeo khí cụ vào răng. Khí cụ này sẽ tác động một lực nhỏ, thường xuyên vào răng dể sắp xếp lại vị trí của răng sao cho hợp lý. Vì vậy, khi đeo niềng răng, bạn nên hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai hoặc dẻo sẽ làm ảnh hưởng đến mắc cài.
Chăm sóc răng miệng:
Sau khi niềng răng, bạn nên chú ý làm theo những chỉ dẫn của Bác sĩ để kết quả niềng răng được nhanh và tốt hơn như:
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Sau khi niềng răng nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai. Hạn chế những thức ăn cứng, dẻo, dai.
Không ngậm đầu bút, vật nhọn trong miệng sẽ gây ảnh hưởng đến mắc cài.
Định kỳ tái khám theo chỉ định của Bác Sĩ