Niềng răng bị tụt lợi là do đâu? Em có dự định sẽ niềng răng trong thời gian tới. Song vừa rồi thấy trên facebook chia sẻ rất nhiều về tình trạng tụt lợi trong niềng răng. Điều này làm em rất lo lắng. Không biết tụt lợi khi niềng răng do đâu và dấu hiện nhận biết như thế nào? (Phương Thanh – Cần Thơ)
Chào Phương Thanh!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ mong muốn niềng răng cũng như vấn đề mình đang quan tâm về tại nha khoa. Để giúp bạn nắm rõ các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng niềng răng bị tụt lợi, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị tụt lợi
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, giúp trường hợp răng lệch lạc, hô, móm, vẩu… được điều chỉnh, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai cắn của răng. Về cơ bản, niềng răng tương đối an toàn, không gây tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên một vài trường hợp niềng răng bị tụt lợi. Hiện tượng này không quá phổ biến ở nhưng vẫn có nhiều người niềng răng mắc phải.
Niềng răng bị tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu. Nghĩa là phần nướu bị co rút lại, dẫn tới phần chân răng lộ ra bên ngoài. Lúc này, cảm giác như răng dài hơn bình thường, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cả kết quả niềng răng. Tình trạng tụt lợi có thể xảy ra ở hàm trên hoặc hàm dưới:
– Tụt nướu hàm trên: Phần nướu bị rút sâu, cổ chân răng lộ hẳn màu trắng trong ra ngoài, tạo ra một lỗ hổng lớn giữa các răng.
– Tụt nước ở hàm dưới: Thường khó phát hiện hơn. Nó thường dễ nhầm với bệnh viêm lợi bởi nướu bị bao phủ bởi môi dưới. Dấu hiệu tụt lợi cũng không quá rõ.
Niềng răng bị tụt lợi là do đâu?
Rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến niềng răng bị tụt lợi. Phần lớn xuất phát từ những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng chưa phù hợp. Cụ thể như sau:
Do mảng bám cao răng
Đeo niềng răng, việc vệ sinh răng miệng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không thực hiện đúng cách dễ dẫn đến tình trạng thức ăn bị kẹt lại ở kẽ răng và mắc cài. Lâu dần, những mảng bám này tích tụ thành cao răng, bám chặt ở chân răng và nướu. Từ đó gây nên bệnh viêm nướu – chính là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.
Vệ sinh răng sai cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây nên tụt lợi. Chà xát răng quá mức càng khiến nướu và chân răng tổn thương. Đặc biệt là khi bạn dùng bàn chải lông cứng.
Do bệnh lý nha chu
Đây là một sai sót rát lớn trước khi chỉnh nha. Trước khi niềng, người bệnh cần được điều trị khỏi tất cả bệnh lý về răng miệng. Khi các bệnh lý này không chữa khỏi, vi khuẩn trong khoang miệng gây nên tụt lợi khi niềng răng cùng các triệu chứng như như đau răng hàm, sâu răng, hôi miệng.
Do lực siết mắc cài
Một vài trường hợp bị tụt nướu do lực siết mắc cài quá mạnh. Áp lực đè lên răng không phù hợp khiến răng không chịu được dẫn tới tụt lợi trong quá trình niềng.
Từ những nguyên nhân trên, bạn có thể rút kinh nghiệm để tránh bị tụt lợi khi tham gia niềng răng. Bên cạnh đó, hãy nhất nhất tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng. Đồng thời, đừng quên thực hiện tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ nhé.
Trên đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị tụt lợi nha khoa muốn chia sẻ đến Phương Thanh. Khi có nhu cầu niềng răng, bạn nên trực tiếp đến tại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn, lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp trong từng trường hợp.