NIỀNG RĂNG UY TÍN

< 61 Trần Quốc Tuấn, P.1, Q. Gò Vấp, TP.HCM >

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Nhổ răng khôn: nên hay không ?

Facebook

Nhiều người mê tín cho rằng chiếc răng khôn mang lại nhiều may mắn nên ngay cả khi chiếc răng ấy gây ra những phiền toái, họ cũng ráng chịu đau, mua thuốc uống cho qua để có thể giữ lại “điềm lành”. Đây là quan niệm sai lầm, bởi giữ hay nhổ răng khôn phải tuỳ vào tình trạng của răng, nếu đáng nhổ mà cứ giữ thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Vậy nhổ răng khôn: nên hay không ?

Răng nào cũng vậy có lành mới đáng giữ
Răng nào cũng vậy có lành mới đáng giữ

Răng khôn” (wisdom tooth) được dùng để chỉ răng cối lớn thứ ba. Chiếc răng này có đặc trưng mọc trễ nhất trên cung răng (vào khoảng 18 – 25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm.

Theo nghiên cứu thực hiện tại khoa răng hàm mặt đại học Y dược TP.HCM, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ lệch và ngầm cao nhất. Răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế… các răng này cũng ít tham gia vào chức năng nhai. Chính vì vậy, can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.

Các bất lợi có thể xảy ra khi giữ lại răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn:

Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế.

Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.

Bệnh viêm nha chu:

Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Theo thống kê của các nước như Mỹ, Anh, Ðức…, xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.

Răng mọc chen chúc:

Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.

Răng khôn mọc muộn hoặc bị gãy vỡ nặng
Răng khôn mọc muộn hoặc bị gãy vỡ nặng

Làm hư các răng khác:

Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặ? xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này.

Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7 (theo một thống kê ở Mỹ, hơn 30% có túi nướu khoảng 5mm ở răng số 7 trong trường hợp này). Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.

Viêm mô tế bào:

Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặ? ra ngoài da.

U nguyên bào men:

Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

Cho đến nay, ngoại trừ các răng khôn mọc lệch hoặc ngầm cần phải nhổ, đối với các răng khôn mọc thẳng, người ta vẫn chưa biết trước được liệu răng này khi mọc có gây biến chứng hay không? Và nhổ răng khôn:nên hay không?

Nhổ răng khôn đem lại nhiều lợi ích
Nhổ răng khôn đem lại nhiều lợi ích

Một số nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn dù chiếc răng này chưa gây khó chịu cho bạn. Mặc dù có các quan điểm khác nhau, song bạn cũng cần hiểu rõ những lợi ích khi nhổ bỏ răng khôn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN