Răng khểnh được coi là một nét duyên mà không phải ai cũng có, nhưng không phải chiếc răng khểnh nào cũng mang lại nét duyên cho gương mặt bạn. Những chiếc răng khểnh luôn tiềm tàng mối nguy về các bệnh răng miệng. Vậy có nên niềng răng khểnh không?
Niềng răng khểnh là gì?
Niềng răng khểnh là một quá trình chỉnh sửa, sắp xếp lại răng bằng một hệ thống mắc cài gắn cố định lên răng hoặc khí cụ tháo lắp. Những hệ thống khí cụ này sẽ tạo ra một lực nhẹ liên tục tác động lên răng, làm cho răng di chuyển.
Khi nào không cần niềng răng khểnh?
Những người sở hữu cho mình một chiếc răng khểnh tạo cho mình một nét duyên nho nhỏ rất dễ thu hút người khác. Nên không ít người phải đi trồng răng khểnh để mình được đẹp hơn.
Cho dù vậy răng khểnh nhân tạo cũng không thể so sánh với răng khểnh tự nhiên. Vì thế, nếu bạn đang có răng khểnh mà cung hàm của bạn đẹp, các răng còn lại đều đặn, độ khểnh phù hợp tỷ lệ với cung răng và khuôn mặt.
Chiếc răng khểnh phải khỏe mạnh, sáng bóng, không nhiễm màu, không thấy viền đen ở lợi và không có mảng bám hay cao răng. Đặc biệt là vị trí của răng khểnh không được gây cản trở vệ sinh răng miệng nói chung. Nếu chiếc răng khểnh của bạn có thể đáp ứng được tất cả những yếu tố trên thì nên cân nhắc có nên niềng răng khểnh hay không.
Tại sao phải niềng răng khểnh?
Trong khi mọi người đi trồng răng khểnh, còn mình lại đi niềng răng. Nếu răng khểnh của bạn đẹp thì bạn còn cân nhắc khi niềng răng, nhưng đối với những chiếc răng khểnh không mang lại nét đẹp cho bạn thì niềng răng là giải pháp tốt cho răng.
Bởi vì, trong khoang miệng thì mỗi răng có một chức năng riêng: răng cửa có nhiệm vụ cắn thức ăn, răng nanh thì xé thức ăn, còn răng hàm thì làm nhiệm vụ nghiền thức ăn. Với những chiếc răng khểnh mọc lệch thì có thể làm sai khớp cắn.
Không những thế, những chiếc răng khểnh còn làm giảm sức nhai, thức ăn bị nhét vào kẽ răng khó vệ sinh gây tình trạng sâu răng, nha chu,…
Khi niềng răng khểnh sẽ được kéo xuống vị trí mới, được xếp đúng vào vị trí của nó trên cung hàm. Vì vậy, niềng răng khểnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.