Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba, thường xuất hiện trên cung hàm của bạn sau 16 tuổi. Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm.
Răng khôn mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế… các răng này cũng ít tham gia vào chức năng nhai. Chính vì vậy, can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
Vậy lúc nào nên nhổ răng khôn?
Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng… Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng. Xem thêm mọc răng khôn trong bao lâu"}" data-sheets-userformat="{"2":1,"3":[null,0]}">mọc răng khôn trong bao lâu thì xong?
Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch giúp tránh những tai biến đau nhức về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn?
Cần lưu ý sau nhổ răng khôn cần được nghỉ ngơi và tránh giao tiếp, vì vậy nên thu xếp công việc để được nghỉ ít nhất 2 ngày sau nhổ răng, hạn chế giao tiếp vì khi nói các cơ vùng mặt, góc hàm phải chuyển động làm mất sự ổn định của vết thương, làm cho quá trình lành thương kéo dài hơn.