Câu hỏi: Chào BS. Dạo gần đây em phát hiện có hai chiếc răng hàm dưới bị sâu có lỗ lớn, thỉnh thoảng bị nhức buốt ở vị trí trí răng. Em nghe nói trám răng là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị răng sâu nhưng sau khi trám thời gian miếng trám sẽ bong tróc đi. Em mong BS tư vấn cho em có nên trám răng không và chăm sóc sau khi trám răng như thế nào để tránh bong tróc miếng trám.
(Thanh Thủy, 23 tuổi, Đắc Nông)
Cảm ơn bạn Thúy Hà đã gửi câu hỏi về chương trình tư vấn của chúng tôi. Thắc mắc của bạn được các chuyên gia trả lời như sau:
Trám răng là gì ?
Răng bị sâu sẽ gây ra lỗ lớn trên răng do acid ăn vào men răng. Nếu bạn không điều trị kịp thời sẽ gây nên những bệnh răng miệng nặng hơn như sâu răng ăn sâu vô tủy, sâu răng chỉ còn lại chân răng nếu nặng hơn có thể bị mất răng vĩnh viễn.
Vì vậy, ngay khi sâu răng vừa chớm xuất hiện, bạn nên điều trị ngay bằng cách trám răng. Trám răng là phương pháp nha khoa hiệu quả giúp hạn chế tình trạng phát triển của sâu răng.
Khi trám răng, các Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ phần răng bị sâu và cho vào đó miếng trám nha khoa để bít lỗ sâu lại. Những trường hợp cần thiết, Bác sĩ có thể bọc răng sứ để cho răng được bền chắc và thẩm mỹ.
Trám răng có đau không ?
Trám răng không hề đau đớn gì cả. Trong suốt quá trình trám răng, Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để khoan trong thân răng và làm sạch những phần răng đã bị sâu. Sau đó Bác sĩ sẽ cho miếng trám vào và dùng thiết bị laser chiếu sáng để làm khô miếng trám.
Quá trình trám răng diễn ra nhẹ nhàng không đau đớn. Sau khi trám có thể bạn hơi ê một chút chỗ vị trí trám răng, đây là triệu chứng bình thường và sẽ hết rất nhanh. Trám răng không cần một biện pháp gây tê nào nên rất an toàn.
Có nên trám răng không ?
Các chuyên gia nha khoa đã khuyên rằng khi răng sâu mới chớm bạn nên trám răng ngay lập tức. Đây là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển răng sâu. Nếu không trám răng, tình trạng sâu răng sẽ tiến triển đến mức trám răng sẽ không còn hiệu quả nữa. Lúc này, bạn sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng sâu đó đi.
Các biện pháp phòng ngừa sâu răng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách bằng bàn chải có lông mềm, khi đánh răng nghiêng một góc 45 độ để làm sạch các ngóc ngách trong răng.
Dùng kem đánh răng có chất flour để ngăn ngừa sâu răng.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Hạn chế ăn vặt nhất là trước khi đi ngủ, nếu ăn thì phải đánh răng ngay.
Định kỳ lấy cao răng 6 tháng /1 lần để hạn chế sâu răng.
Khám sức khỏe răng miệng 6 tháng / 1 lần để phát hiện sớm và điều trị sâu răng kịp thời.