Răng sữa là răng được mọc trong thời kỳ trẻ còn bú mẹ ( dưới 30 tháng). Răng sữa còn được gọi là răng tạm thời vì nó chỉ mọc tạm thời một thời gian và sau thời gian nó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Răng sữa tuy chỉ là răng tạm thời thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Vậy, chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào ? Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào ?
Răng sữa được hình thành như thế nào ?
Răng sữa được hình thành trong thời kỳ trẻ còn bú mẹ. Răng cửa giữa hàm dưới là chiếc răng đầu tiên được mọc và thường mọc khi bé được 6 – 8 tháng tuổi.
Số lượng răng sữa đầy đủ là 20 cái ( 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới ) khi bé được 24- 30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng ngay từ khi còn nhỏ
Vì sao nên chăm sóc răng sữa của trẻ?
Nhiều người cho rằng không cần phải chăm sóc răng sữa cho trẻ bởi răng sữa chỉ là răng tạm thời và sẽ được thay thế khi răng vĩnh viễn mọc ra. Điều này là sai lầm bởi tuy răng sữa chỉ là răng tạm thời nhưng nó cũng có chức năng nhai như răng vĩnh viễn.
Nếu chăm sóc răng sữa không tốt sẽ dẫn đến việc sâu răng khiến trẻ đau đớn và có thể phải nhổ bỏ sớm. Việc mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn của trẻ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mất răng sữa sớm cũng khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến việc phát âm sau này của trẻ.
Ở giai đoạn phát triển, khuôn mặt của trẻ có sự thay đổi về cấu trúc xương mặt, cằm hơi lùi, răng chen chúc lẫn nhau. Ở giai đoạn này, răng của trẻ hay mọc lệch lạc, không đều.
Nếu bạn phát hiện sớm và đưa trẻ đi đến nha khoa, Bác sĩ sẽ nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên để kéo các răng cửa hàm trên ra sau để răng trẻ mọc đều, không còn lộn xộn nữa. Việc niềng răng cho trẻ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo kết quả sau khi niềng răng được theo như ý muốn.
Lúc này, việc niềng răng cho trẻ sẽ thuận theo đà tự nhiên, thêm vào đó xương hàm còn mềm nên việc niềng răng cho trẻ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đến cơ sở nha khoa sớm để được BS kiểm tra, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Một số trường hợp như răng cắn ngược, cung răng hẹp, răng mọc chen chúc nhau cũng cần phải được phát hiện và điều trị chỉnh hình sớm tránh răng vĩnh viễn sau này mọc lệch hướng.
Chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào ?
Chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào ?
Giúp trẻ có thói quen đánh răng sạch sẽ sau khi ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Lựa chọn bàn chải có lông mềm, vừa với tầm tay của trẻ để trẻ dễ sử dụng. Dùng kem đánh răng phù hợp với trẻ em.
Hạn chế trẻ ăn vặt những thức ăn có đường nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi uống sữa phải cho trẻ súc miệng bằng nước sạch ngay.
Không cho ngậm đầu bút, không tì tay lên cằm bởi những việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hàm của trẻ làm hàm phát triển lệch lạch.
Định kỳ khám sức khỏe răng miệng cho trẻ 6 tháng /1 lần để phát hiện sớm và điều trị những bệnh lý răng miệng kịp thời.