Răng sứ bị ê buốt do nguyên nhân gì gây nên là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời ginn gần đây. Bọc sứ là phương pháp phục hình lại các trường hợp khiếm khuyết răng miệng như ố vàng, xỉn màu, răng thưa, răng khấp khểnh, răng mọc lộn xộn…trở nên đều đặn và chính xác hơn trên cung hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau phục hình răng sứ trở nên nhạy cảm và khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn nhai.
Răng sứ ê buốt nếu không sớm được phát hiện và kịp thời điều trị có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó nó cũng khiến cuộc sống của chúng ta thêm phần khó chịu vì phải kiêng khem một số thứ.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt
Răng sứ bị ê buốt có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:
Không điều trị bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, mòn men…nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến xảy ra một số hiện tượng như bị kích ứng, tác động đến dây thần kinh, các cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên, nhiều khi bị nhức buốt lên tận óc. Bệnh sâu răng cũng như vậy, trước khi bọc sứ mà không loại bỏ hết vi khuẩn thì chúng sẽ tiếp tục tấn công làm hại răng, khiến răng bị ê buốt sau khi bọc sứ.
Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật
Kỹ thuật mài cùi răng trong làm răng sứ cần phải đạt tiêu chuẩn về độ chính xác với tỉ lệ nhất định. Như vậy mới không gây ra các hiện tượng xâm lấn quá nhiều đến ngà răng, nếu vượt quá mức cho phép sẽ khiến răng sứ bị ê buốt. Mặt khác, thao tác lắp răng sứ cũng cần được thực hiện với thao tác chuẩn xác. Bởi nếu không đúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công cấu trúc răng.
Khắc phục tình trạng răng sứ bị ê buốt thế nào?
Để khắc phục hiệu quả tình trạng răng sứ bị ê buốt sau khi bọc, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Nếu răng bọc sứ bị ê do tủy răng thì cần phải tháo răng sứ ra và điều trị tủy triệt để rồi mới bắt đầu phục hình lại từ đầu.
- Nếu răng bị ê buốt do sâu răng thì cần phải tháo mão răng sứ ra và điều trị bệnh sâu răng rồi mới làm lại răng sứ một lần nữa.
- Nếu răng ê buốt sau khi bọc sứ xuất phát từ nguyên nhân cong vênh thì cần tháo mão sứ cũ ra và sửa lại sao cho ôm khít vào cùi răng.
- Cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại. Như vậy sẽ tránh được những sai sót không đáng có xảy ra.
Chăm sóc răng sứ như thế nào?
Để hạn chế xảy ra tình trạng răng sứ bị ê buốt cũng như giúp sức khỏe răng miệng luôn được bảo vệ, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng cách. Cụ thể:
- Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng.
- Không dùng tăm xỉa răng mà thay vào đó là sử dụng chỉ nha khoa làm sạch hết những mảnh vụ thức ăn còn sót lại.
- Không ăn nhiều thức ăn nóng, lạnh, dai, cứng, dẻo vì có thể khiến răng sứ bị hỏng. Nhất là với những thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột cũng nên hạn chế vì sẽ mắc bệnh sâu răng.
- Thăm khám răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về vấn đề răng sứ bị ê buốt mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn. Ngoài ra cũng nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.