Không sâu răng và chịu khó vệ sinh răng miệng nhưng vẫn thấy đau buốt, nhất là khi chạm răng vào kem lạnh hoặc các chất chua. Vậy nguyên nhân của hiện tượng răng nhạy cảm là gì?
Triệu chứng này thường gặp với 50% bệnh nhân răng, chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi 20-50 (tập trung ở chị em 30-40 tuổi).
Cấu tạo của răng
Về cấu tạo, răng của chúng ta gồm hai phần: thân răng (phần có thể nhìn thấy được) và chân răng (phần nằm trong lợi không thấy được). Thân răng chia làm nhiều tầng gồm: men răng, ngà răng, tủy răng gồm các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng.
Nguyên nhân gây sâu răng là gì?
Tuy nhiên, những cơn đau buốt hoàn toàn không phải do sâu răng hoặc do thiếu vệ sinh răng miệng.
Nguyên nhân của hiện tượng răng nhạy cảm
Nguyên nhân đầu tiên gây bệnh răng nhạy cảm là mất men răng. Bác sĩ Chiristophe Lequart, chuyên gia thẩm mỹ răng đồng thời là tổng biên tập các ấn phẩm của tổ chức sức khỏe răng miệng Pháp, đã giải thích rằng lớp ngà răng được nuôi dưỡng bằng các rãnh xương nhỏ chứa dung dịch, nối liền phần trong và ngoài của răng. Khi men răng bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất trong thức ăn gây giãn nở hoặc rút dung dịch trong ống ngà, làm đau nhức răng.
Răng có thể bị mất men do nhiều nguyên nhân: do thói quen chải răng theo chiều ngang với bàn chải cứng, khiến răng bị mòn, mất khả năng bảo vệ. Hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa axit cũng có thể làm xuất hiện những lỗ nhỏ trên mặt răng, hủy hoại hoàn toàn lớp men bảo vệ răng.
Nguyên nhân của hiện tượng răng nhạy cảm
Nguyên nhân thứ hai: lợi bị thoái hóa, không bao bọc hết chân răng nên lớp ngà răng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, dễ gây tổn hại răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Phương pháp chăm sóc răng miệng
Có nhiều cách để chăm sóc răng nhạy cảm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Chúng có tác dụng trám đầy các lỗ trên bề mặt ngà răng. Thành phần của kem đánh răng loại này thường có chứa nhiều strontium clorua (SrCl2) và các loại muối kali.
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại nước xúc miệng giàu khoáng, nhằm cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng. Thêm nữa, cần phải thay đổi cách đánh răng. Không nên đánh răng theo chiều ngang mà nên chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng.
Cách này giúp không làm tổn hại lợi và răng. Những biện pháp này khá hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên theo bác sĩ Lequart, nếu sau hai tháng tự điều trị mà không có kết quả, thì bệnh nhân nên đến khám nha sĩ.
Để trám đầy các lỗ li ti trên ngà răng, bác sĩ sẽ phủ lên răng bạn một lớp men sứ. Rồi sau đó sử dụng sản phẩm làm cố định chất protein trong ngà răng. Cách này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng giãn nở – co rút gây đau buốt răng.
Cuối cùng, trong trường hợp men răng bị mất gần hết, do chải răng không đúng cách, bác sĩ sẽ dùng một lớp nhựa siêu bền để tái tạo lại một phần lớp men bảo vệ răng.
Nếu như các cách trên chưa đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chọn giải pháp diệt tủy của chiếc răng bị hỏng. Trong trường hợp bị tụt lợi, có thể cấy ghép lợi vào chỗ răng bị tụt lợi, giúp răng được bao bọc tốt hơn.