Làm răng sứ không mài răng được nhiều khách hàng yêu thích hiện nay. Bởi phương pháp này giúp hạn chế được việc tác động đến men răng, bảo toàn răng thật. Để giúp bạn có thể hình dung được cách thực hiện phương pháp này, nha khoa xin chia sẻ các thông tin dưới đây!
Làm răng sứ không mài răng được khuyên áp dụng cho một số trường hợp nhất định như: Răng bị nứt nẻ, răng mẻ nhẹ, răng bị nhiễm màu, răng thưa hoặc khấp khểnh nhẹ. Phương pháp này được tiến hành nhẹ nhàng, an toàn, không gây đau đớn.
Thông tin về kỹ thuật làm răng sứ không mài răng
Kỹ thuật làm răng sứ truyền thống cần tiến hành mài nhỏ răng mang khiếm khuyết để tạo thành cùi răng rắn chắc lưu giữ lớp mão răng sứ bên ngoài. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng việc mài răng ở một số trường hợp khiến răng gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài do mài quá nhiều. Vì vậy, nhiều người có tâm lý lo sợ mỗi khi quyết định làm răng sứ.
Sự ra đời của công nghệ làm răng sứ không mài răng khi sử dụng miếng dán sứ siêu mỏng (độ dày khoảng 0,2 – 0,3 mm) giúp hạn chế tối đa việc mài răng, giúp răng gốc được bảo tồn. Các trường hợp làm răng sứ kiểu này đều không ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật, không cần điều trị tủy. Do đó, bạn không gặp phải các tình trạng như đau nhức, ê buốt cũng như các vấn đề sức khỏe răng miệng khác khi bọc răng và sau thẩm mỹ.
Chất liệu làm răng là loại vật liệu công nghệ cao, chịu lực tốt và có độ bền lên đến 20 năm. Tuy nhiên, làm răng sứ không mài răng là hình thức phục hình răng thủ công, đòi hỏi người thực hiện từ bác sĩ đến kỹ thuật viên chế tác răng sứ đều phải am hiểu, có kiến thức chuyên sâu về cấu tạo răng, hàm thì mới tạo ra được những chiếc răng đạt chuẩn. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc tìm hiểu và lựa chọn nha khoa thực hiện.
Chăm sóc sau làm răng sứ như thế nào?
Chăm sóc răng miệng khoa học giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, tụt nướu, hôi miệng… và duy trì giá trị thẩm mỹ của răng sau khi làm răng sứ không mài răng:
Vệ sinh răng miệng
– Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm.
– Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang.
– Sử dụng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.
– Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng.
– Đánh răng sau mỗi bữa ăn, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên răng.
– Massage nướu răng bằng đầu ngón tay để kích thích sự lưu thông máu xung quanh viền nướu.
Chế độ ăn uống
– Ăn nhai với lực vừa phải, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng để tránh làm gãy, vỡ răng sứ.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ của răng.
– Nên ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có chứa axit malic như táo, dâu tây…
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê… chúng có thể làm cho răng sứ bị nhiễm màu.
– Không hút thuốc lá.
– Sử dụng các biện pháp can thiệp chuyên khoa nếu bạn có thói quen nghiến răng trong lúc ngủ để tránh mài mòn bề mặt răng.
Trên đây là thông tin về phương pháp làm răng sứ không mài răng bạn nên biết khi không may gặp phải các khiếm khuyết về hình thể và màu sắc trên răng. Bên cạnh một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà, bạn nên đến nha khoa 6 tháng/lần để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng của răng sứ, đảm bảo duy trì thẩm mỹ nha khoa.