Niềng răng mắc cài tự đóng được cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống với nhiều ưu việt mang lại sự tiện dụng và linh hoạt hơn cho người dùng. Nếu quan tâm đến niềng răng chỉnh nha, các bạn có thể tham khảo thêm chi phí niềng răng mắc cài tự đóng cũng như tính năng của loại mắc cài này ở nội dung sau đây.
Với sự phát triển không ngừng của ngành nha khoa thẩm mỹ, hàng loạt mẫu niềng răng đã ra đời như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng khay nhựa và niềng răng mắc cài tự đóng,…Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến mắc cài tự đóng như đặc điểm, tính năng và chi phí niềng răng mắc cài tự đóng bao nhiêu tiền?
Niềng răng mắc cài tự đóng là gì?
Mắc cài tự đóng là bước tiến nổi bật về cả thẩm mỹ lẫn kỹ thuật sơ với mắc cài thông thường. Thiết kế mắc cài tự đóng là sự kết hợp của dây cung và hệ thống chốt hay cánh kim loại có tính năng đóng tự động.
Chi phí niềng răng mắc cài tự đóng bao nhiêu tiền?
Đây là điểm khác biệt rõ rệt của loại niềng răng này so với mắc cài mắc cài kim loại trước đây. Nhờ sự thay đổi này đã mang giúp cho mắc cài tự đóng có khả năng bám giữ tốt hơn trên mặt răng.
Đặc biệt, mắc cài tự buộc với nắp trượt tự động nên có thể mở linh hoạt song vẫn giữ được dây cung cố định trong rãnh trượt. Bước cải tiến này đã khắc phục được lực ma sát tác động lên bề mặt răng, giảm đau nhức cho người sử dụng nhưng vẫn đáp ứng đủ lực để nắn chỉnh về vị trí cân đối.
Các loại mắc cài tự đóng
Mắc cài tự đóng được chia làm 2 loại là mắc cài tự đóng kim loại và mắc cài tự đóng sứ. Tùy vào việc bạn lựa chọn sử dụng mẫu mắc cài nào sẽ quyết định một phần chi phí niềng răng mắc cài tự đóng.
Mắc cài tự đóng kim loại
Loại mắc cài này có hệ thống nắp hoặc cánh kim loại có chức năng đậy và giữ dây bên trong mắc cài. Dây cung sẽ trượt tự do bên trong rãnh mắc cài và Bác sỹ sẽ dựa vào tình trạng răng hàm của bạn để chỉnh lực dây cung phù hợp.
Mắc cài tự đóng kim loại
Mắc cài tự đóng sứ
Sử dụng mắc cài sứ tự đóng sẽ mang lại tính thẩm mỹ tốt hơn mắc cài kim loại, nhưng sẽ có cảm giác cộm bên trong miệng do mắc cài sứ được thiết kế dày hơn. Một điểm cần lưu tâm nữa là chi phí niềng răng mắc cài tự đóng sứ cao hơn so với mắc cài thường.
Chi phí niềng răng mắc cài tự đóng
Như đã nói ở trên, chi phí niềng răng mắc cài tự đóng phụ thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng là kim loại hay sứ. Bện cạnh đó, mức giá cũng sẽ có sự dao động nhất định giữa các Trung tâm nha khoa
Mắc cài tự đóng tiện lợi và ổn định hơn mắc cài truyền thống
Dưới đây là bảng giá niềng răng chỉnh nha của Nha khoa Đăng Lưu:
Chụp Phim Toàn Cảnh Panorex – Sọ Nghiêng Cephalo (Niềng răng chỉnh nha) | 100.000đ/ phim (MIỄN PHÍ cho BN chỉnh nha tại Đăng Lưu) |
– Ốc Nông Rộng | 5.000.000 – 10.000.000đ |
– Niềng Răng inox đơn giản | 18.000.000 – 20.000.000đ |
– Mắc Cài Inox từ trung bình đến phức tạp | 28.000.000 – 30.000.000đ |
– Mắc Cài tự đóng (inox) đơn giản | 28.000.000 – 30.000.000đ |
– Mắc Cài Tự Đóng (Inox) từ trung bình đến phức tạp | 36.000.000 – 38.000.000đ |
– Mắc Cài Sứ đơn giản | 32.000.000 – 34.000.000đ |
– Mắc Cài sứ từ trung bình đến phức tạp | 36.000.000 – 38.000.000đ |
– Mắc Cài Tự Đóng (Sứ Trắng) đơn giản | 40.000.000 – 42.000.000đ |
– Mắc Cài Tự Đóng (Sứ Trắng) từ trung bình đến phức tạp | 46.000.000đ – 48.000.000đ |
– Invisalign | 70.000.000 – 140.000.000đ |
– Mắc Cài Mặt Trong đơn giản | 80.000.000 – 100.000.000đ |
– Mắc Cài Mặt Trong từ trung bình đến phức tạp | 120.000.000 -140.000.000đ |
– Niềng Răng 3D Clear dưới 6 tháng | 16.000.000đ |
– Niềng Răng 3D Clear 6 tháng đến 1 năm | 30.000.000đ |
– Niềng Răng 3D Clear 1 năm đến 1,5 năm | 44.000.000đ |
– Niềng Răng 3D Clear 1,5 đến 2 năm | 58.000.000đ |
– Niềng Răng 3D Clear trên 2 năm | 72.000.000đ |
Niềng răng chỉnh nha yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật cũng như chất lượng mắc cài. Chính vì vậy, cùng với việc tìm hiểu chi phí niềng răng mắc cài tự đóng, các bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn thật kỹ càng địa chỉ nha khoa niềng răng để tránh trường hợp tiền mất tật mang.