Khi bạn có thai, bạn biết nó quan trọng như thế nào để có một chăm sóc đặc biệt cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết răng thai kỳ là thời gian cần cho sự chăm sóc đặc biệt cho răng và nướu của bạn. Xuất phát từ việc thay đổi hóc môn của cơ thể trong suốt thai kỳ làm tăng cơ hội phát triển các bệnh lý về nướu.
Cho nên khi bạn mang thai, bạn chắc chắn phải vệ sinh răng miệng tốt, tức là bạn phải chải răng và xỉa răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày. Kết hợp chế độ ăn hợp lý, cân bằng và khám răng đều đặn, bạn sẽ không những giúp tránh các vấn đề răng miệng cho bản thân bạn mà còn góp phần cho sự phát triển tốt của đứa trẻ.
Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Bệnh về răng trong thời kỳ mang thai
Các bệnh về răng trong khi bầu bí được gây ra bởi sự gia tăng số lượng nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn. Việc các hormone progesterone và estrogen tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu.
Do đó, nướu sẽ bị sưng lên và dễ phản ứng với vi khuẩn, làm tăng mảng bám.Bạn chỉ cần quên đánh răng một đêm thôi là trong 24 h lợi sẽ bị đỏ, sưng lên, chảy máu. Nếu tiếp tục quên đánh răng thì bạn có nguy cơ bị viêm nha chu và dẫn đến hại xương.
Nếu tình trạng này không được chữa trị, khối u có thể phát triển trên nướu răng. Kết quả, bạn sẽ dễ bị sưng và chảy máu nướu răng khiến việc ăn uống hoặc nói của thai phụ bị đau đớn. Các cuộc nghiên cứu đã tạo lập được mối liên quan giữa các bệnh về lợi ở phụ nữ mang thai với việc tăng nguy cơ đẻ non.
Những phụ nữ mắc các bệnh viêm nướu răng có nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân cao gấp 4-7 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh về lợi. Đó là vì khi vi khuẩn đường miệng đi vào đường máu, nó gây ra nhiễm trùng và làm gia tăng hàm lượng hoóc môn prostaglandin (PGE2), chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Vào cuối thai kỳ, hàm lượng prostaglandin có thể kích thích cơn ‘chuyển dạ’, dễ dẫn đến sinh non.
Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai
Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đến răng miệng nói riêng, nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng.
Hơn nữa, thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người thích ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy, để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó là vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo. Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp.
Các bạn không nên tự ý dùng thuốc, nhất là sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ có hàm răng khỏe, đẹp, bà mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo.