NIỀNG RĂNG UY TÍN

< 61 Trần Quốc Tuấn, P.1, Q. Gò Vấp, TP.HCM >

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân do dâu?

Facebook

Bọc răng sứ bị cộm do nguyên nhân gì? Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Không chỉ giúp khắc phục các tình trạng sai lệch răng miệng như răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, ố vàng, xỉn màu mà còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng sứ sau khi phục hình gặp phải hiện tượng cong vênh, cộm cấn khiến người bệnh vô cùng hoang mang.

Bọc răng sứ bị cộm là mộ trong những biến chứng sau khi bọc sứ mà nhiều người đã và đang gặp phải. Để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi.

Vì sao bọc răng sứ bị cộm
Vì sao bọc răng sứ bị cộm

Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ bị cộm có thể do những nguyễn nhân dưới đây gây ra:

  • Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật và quy trình thực hiện không đạt tiêu chuẩn chính xác của một ca phục hình răng sứ.
  • Với sự phát triển của ngành công nghệ nha khoa hiện nay, việc lấy dấu hàm được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại. Nhưng một số nha khoa khác vẫn sử dung công cụ thông thường, dẫn đến thiết kế mão sứ sai lệch với cùi răng.
  • Không vệ sinh kỹ răng miệng và điều trị các bệnh lý trước khi bọc răng sư gây cộm cấn sau khi phục hình.
  • Chọn nhầm nha khoa kém chất lượng khiến việc mài răng không đúng tỉ lệ, gây tổn thương cùi răng và khiến răng thật bị yếu dần đi.
Bản chất của bọc răng sứ là mài đi một lớp men răng thật
Bản chất của bọc răng sứ là mài đi một lớp men răng thật

Từ những nguyên nhân trên, tình trạng răng sứ bị cộm sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đó là:

  • Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của khuôn mặt và làm mất đi sự tự tin khi giao tiếp với người xung quanh.
  • Bọc răng sứ bị cộm khiến bệnh nhân vướng víu, ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai, cảm giác ăn ngon bị suy giảm và có thể gây tổn thương cho môi và má.
  • Các khe hở trên răng sứ dễ bị bám thức ăn, lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển hình thành nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
Răng sứ bị cộm gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm
Răng sứ bị cộm gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Khắc phục bọc răng sứ bị cộm như thế nào?

Sau khi làm răng sứ, nếu cảm thấy xuất hiện các tình trạng cộm, cong vênh thì nên quay lại nha khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

  • Nếu nguyên nhân do tay nghề bác sĩ không đạt sẽ phải bọc lại răng sứ. Khi gắn răng sứ mới, bạn nên chọn loại sứ cao cấp để duy trì tuổi thọ sử dụng cũng như hạn chế tình trạng sứt mẻ răng sứ nếu có tác động.
  • Nếu cộm do răng hơi to thì có thể mài chỉnh lại, đồng thời chỉnh luôn khớp cắn để việc ăn nhai của bệnh nhân bình thường trở lại.

Làm sao để tránh tình trạng răng sứ bị cộm sau khi phục hình?

Hiện có rất nhiều trung tâm nha khoa được quảng bá vô cùng rầm rộ khiến mọi người nghi ngờ về chất lượng bọc răng sứ ở những nha khoa này. Vậy nên, bạn hãy là người tỉnh táo, nên dành nhiều thời gian tìm hiểu các thông tin quan trọng trước khi bọc sứ để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn xảy ra sau này.

Răng chắc khỏe và đều đặn hơn sau khi phục hình
Răng chắc khỏe và đều đặn hơn sau khi phục hình

Nha khoa uy tín là nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm chuyên môn. Họ là những người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh nha và đã thực hiện thành công các ca bọc sứ trước đó. Bên cạnh đó, dịch vụ nha khoa cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nha khoa.

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề bọc răng sứ bị cộm sau khi phục hình mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng sau phục hình tốt hơn. Nếu còn vấn đề gì cần được giải đáp thì hãy trực tiếp đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Điều trị răng chết tủy
Điều trị răng chết tủy

Điều trị răng chết tủy là lấy bỏ phần tủy răng (một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng). Sau khi lấy hết mô

Có nên trám răng không?
Có nên trám răng không ?

Câu hỏi: Chào BS. Dạo gần đây em phát hiện có hai chiếc răng hàm dưới bị sâu có lỗ lớn, thỉnh thoảng bị nhức