NIỀNG RĂNG UY TÍN

< 61 Trần Quốc Tuấn, P.1, Q. Gò Vấp, TP.HCM >

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Vật liệu nào có thể dùng trám răng ?

Facebook

Trám răng là một phương thức rất đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa và điều trị sâu răng. Vậy những vật liệu nào có thể dùng trám răng? Ưu và nhược điểm của nó như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi đó.

Các kỹ thuật trám răng thông dụng hiện nay là trám bít hố rãnh, trám thẩm mỹ, trám amalgam và trám đúc. Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân mà mỗi người sẽ chọn những vật liệu khác nhau để trám răng.

Vật liệu nào có thể dùng trám răng
Vật liệu nào có thể dùng trám răng

Hiện nay, trong nha khoa để trám răng người ta sử dụng 3 vật liệu chủ yếu sau:

Amalgam:

Hầu hết mọi người đều cho rằng amalgam là một chất trám giống bạc, nhưng chất trám amalgam là một hỗn hợp pha trộn giữa thủy ngân và các mạt kim loại như bạc, thiếc đồng. Thủy ngân chiếm 45-50% trong hợp chất và giúp kết dính các thành phần kim loại với nhau, tạo nên tính bền vững, cứng chắc lâu dài cho miếng trám. Sau nhiều năm nghiên cứu. Thủy ngân được cho là nguyên tố duy nhất giúp kết dính các thành phần kim loại khác và làm cho vật liệu dễ dàng thao tác trong xoang trám.

Ưu điểm:

 Amalgam là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các xoang to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm.

Nhược điểm:

Không thẩm mỹ do có màu xám bạc. Do đó thường chỉ được dùng để trám các răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, Amalgam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.

Hình ảnh sau khi trám răng
Hình ảnh sau khi trám răng

Xi-măng silicat

Cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam do màu sắc gần giống màu của răng.

Ưu điểm:

Xi-măng là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi trám. Ngoài ra một số loại xi-măng silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.

Nhược điểm:

Xi măng là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

Xi-măng silicat
Xi-măng silicat

Nhựa tổng hợp (composite)

Đây là loại vật liệu mới, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn Amalgam và xi-mang silicat. Ở nước ta trám composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.

Ưu điểm:

Nổi bật của composite là tính thẩm mỹ tốt. Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-măng (tuy nhiên vẫn kém hơn Amalgam). Do vậy có thể dùng nó để trám nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.

Nhược điểm:

Composite là giá thành đắt. Hơn nữa vật liệu này đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng trám sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với Amalgam.

Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để trám răng cửa hoặc những xoang trám bé ở răng hàm. Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để trám răng.

Răng rụng sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau dễ gây ra tiêu xương hàm. Vì thế lựa chọn phương pháp trồng răng giả sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này. Đến với Nha Khoa Đăng Lưu bệnh nhân sẽ được tư vấn kỹ thuật trồng răng giả phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 34 Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh Email: info@nhakhoadangluu.com.vn Website: https://nhakhoadangluu.com.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có nên trám răng không?
Có nên trám răng không ?

Câu hỏi: Chào BS. Dạo gần đây em phát hiện có hai chiếc răng hàm dưới bị sâu có lỗ lớn, thỉnh thoảng bị nhức

Viêm chân răng số 8 - Niềng răng thẩm mỹ uy tín
Viêm chân răng số 8

Viêm chân răng số 8 là tình trạng răng số 8 hay còn gọi là răng khôn mọc lên gây kích ứng vùng lợi xung